BÁO CÁO SÁNG KIẾN “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ NHÀ TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT MÔN VĂN HỌC

 UBND HUYỆN THỐNG NHẤT

 TRƯỜNG MẦM NON

🙦🕮🙤


Mã số: ................................

        (Do HĐCNSK ghi)

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ NHÀ TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI

HỌC TỐT MÔN VĂN HỌC”.


TOP 10 Sách nên đọc để phát triển và mở rộng suy nghĩ- iRead.vn










Người thực hiện: 

          Sáng kiến thuộc nhóm:

- Giải pháp kỹ thuật           1     

- Giải pháp quản lý 1

- Giải pháp tác nghiệp 🗵

- Giải pháp áp dụng khoa học, kỹ thuật 1

            Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in sáng kiến

            1 Mô hình    1 Đĩa CD (DVD)   1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác




Năm học: 2022-2023



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN


Kính gửi: Hội đồng Thẩm định, công nhận sáng kiến huyện Thống Nhất



Tôi tên là: 

Ngày, tháng, năm sinh: 

Nơi công tác:

           Chức vụ: Giáo viên

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm

Kính đề nghị Hội đồng Thẩm định, công nhận sáng kiến huyện Thống Nhất, xét công nhận sáng kiến cho cá nhân tôi trong năm 2022.

-Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi học tốt môn văn học.

- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 06/09/2022.

- Mô tả bản chất sáng kiến: Giải pháp giúp trẻ nhà trẻ nâng cao khả năng vốn từ cho trẻ, nâng cao sự tự tin và khả năng đọc thành câu lưu loát tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái gần gũi với văn học tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học mới giúp trẻ cảm nhận được văn học thông qua các giải pháp cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất để góp phần cho kết quả hoạt động học văn học đạt hiệu quả cao. Để thực hiện được giải pháp trên tôi đã thực hiện như sau: 

+ Lập kế hoạch làm quen văn học qua các giờ học.

+ Lấy trẻ làm trung tâm.

+ Cho trẻ làm quen văn học thông qua trò chơi.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt dộng làm quen văn học.

+ Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh

- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có)……………………………….

- Các điều kiện để áp dụng sáng kiến:

+ Những biện pháp đã sử dụng trước đây như làm theo cô , tích hợp lồng ghép, thông qua hoạt động trò chơi, ứng dụng công nghệ thông tin chưa đạt hiệu quả cao.

+ Áp đặt trẻ làm theo mong muốn và những hạn chế còn nhiều.

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi áp dụng sáng kiến tôi thấy trẻ tự tin ăn nói lưu loát rõ ràng mạch lạc có sự sáng tạo, có biết thể hiện các bài thơ câu chuyện…

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử  (nếu có): Sau khi học tập và học hỏi tìm tòi các chi em và đồng nghiệp và trên các trang mạng thì  công nhận mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức hoạt động văn học và có thể áp dụng cho các hoạt động học khác.

- Danh sách những người đã tham gia áp dụng, hoặc thử áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

STT

Họ và tên

Ngày, tháng năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ








Tôi chưa sử dụng kết quả công nhận sáng kiến, kết quả công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng của sáng kiến này lần nào.

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

         THỦ TRƯỜNG ĐƠN VỊ                            …..Ngày….tháng…năm…….                        

       (Xác nhận, ký tên, đóng dấu)                                 Người nộp đơn

                                                                                          (ký và ghi rõ họ tên)



  


    
























CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BÁO CÁO SÁNG KIẾN


Kính gửi: Hội đồng Thẩm định, công nhận sáng kiến huyện Thống Nhất.


I. THÔNG TIN CHUNG:

1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi học tốt môn văn học.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.

3. Tác giả: 

- Họ và tên:                        Nam (nữ): Nữ       - Năm sinh: 1996

- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm - Điện thoại: 

  Email: 

- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên – Trường mầm non Gia Tân 2

- Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%

4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền sáng kiến, những thông tin nêu theo báo cáo này là sự thật.


                                        Gia Tân 2, ngày…tháng…năm 2023



THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ                                    

NƠI TÁC GIẢ SÁNG KIẾN CÔNG TÁC/ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

 (Xác nhận)

(Ký tên, đóng dấu)









TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

(Ký, ghi rõ họ tên)








XÁC NHẬN

HỘI ĐỒNG TĐCNSK HUYỆN




II. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN.

  1. Thực trạng của giải pháp đã biết.

Văn học là hoạt động học rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ bao gồm việc làm giàu vốn từ, tập cho trẻ phát âm chính xác, diễn đạt rõ ràng, có ngữ điệu, đúng ngữ pháp, biết cách sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Hơn nữa khi trẻ tiếp cận với truyện và thơ giúp cho trẻ làm quen dần với lời hay - ý đẹp, hình tượng trong sáng, sẽ giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, ngôn ngữ, khả năng quan sát, tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông qua nội dung các tác phẩm văn học giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn các em nhỏ. Và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. 

Đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mới bước chân vào lớp nhà trẻ, sự bỡ ngỡ và sự rụt rè tăng thêm khi không có ba mẹ bên cạnh làm cho trẻ tự ti nhút nhát không dám nói Nhiều gia đình ba mẹ lo đi làm nên trẻ chưa được quan tâm, vốn Tiếng Việt của trẻ hạn chế, trẻ chỉ nói được những câu ngắn và một câu chuyện hoặc bài thơ phải dạy đi dạy lại rất nhiều lần trẻ mới nhớ, nên ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình giao tiếp và tiếp nhận kiến thức. Đối với một hoạt động phải diễn đạt tốt, mạch lạc như văn học bản thân tôi thật sự thấy trẻ gặp rất nhiều khó khăn.

Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm đi sâu tìm tòi nghiên cứu để có thể tuyên truyền đến các bậc cha mẹ học sinh đặc biệt là giúp trẻ cảm nhận được văn học để từ đó trẻ hứng thú, hăng say vào hoạt động nhằm góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách cho trẻ, phát triển trí tưởng tượng, bồi dưỡng khả năng quan sát chú ý có chủ định thông qua việc đóng kịch, đọc thơ, kể chuyện sáng tạo… trang bị cho trẻ một số kỹ năng cơ bản như: tự tin nói, nói lưu loát tròn câu,….

Trong việc đổi mới phương pháp với việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì trẻ đã biết thể nêu ra những đặc điểm thông qua góc nhìn của trẻ qua giáo viên gợi mở, nhưng khi tổ chức các hoạt động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khi tổ chức các hoạt động văn học tại lớp nhà trẻ, tôi nhận thấy khả năng tập trung, chú ý của trẻ chưa cao; trẻ còn chưa biết nói còn nhiều; trẻ chưa thể hiện được sự mạnh dạn nói theo suy nghĩ mà trẻ muốn thể hiện, mà chỉ làm theo cô đã gợi ý, gợi mở của giáo viên, số trẻ biết đứng lên thể hiện bài thơ câu truyện hoặc nội dung sáng tạo trẻ chưa biết phải thể hiện như thế nào, khi diễn một vai nào đó trẻ chưa có sự sáng tạo.

* Bảng khảo sát đầu năm:

TT

Nội dung đánh giá

Đạt

Chưa đạt

Số trẻ

Tỷ lệ %

Số trẻ

Tỷ lệ %

1

Số trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc

9/19

47,4%

10/19

52,6%

2

Số trẻ hứng thú học

11/19

57,9%

8/19

42,1%

3

Số trẻ hiểu nội dung

7/19

36,9%

12/19

63,1%

4

Số trẻ thuộc tác phẩm

5/19

26,4%

14/19

73,6%

Xuất phát từ những hạn chế đó tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi học tốt môn văn học”.

* Ưu, nhược điểm của giải pháp cũ:

  • Ưu điểm:

- Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, hội thi đồ dùng, đồ chơi cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm. 

- Nhà trường rất quan tâm, luôn tạo điều kiện để giáo viên cập nhật kịp thời với chương trình đổi mới.

- Bản thân là giáo viên có trình độ về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có khả năng đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe, tạo được môi trường hoạt động ở lớp tương đối phong phú.

- Bên cạnh đó, được sự tín nhiệm và tin cậy của các bậc cha mẹ học sinh. Cha mẹ học sinh luôn quan tâm chu đáo đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường.

  • Nhược điểm:

- Đây là năm đầu tiên trẻ mới đến trường mà đa số trẻ mới biết nói, vốn tiếng Việt của trẻ còn hạn chế.

- Giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo thay đổi hình thức tổ chức mới để kích thích trẻ tham gia tích cực vào hoạt động chưa lấy trẻ làm trung tâm mà chỉ đi theo mẫu, tập trung cháu giỏi, cháu yếu còn thờ ơ.

- Một số cháu còn thụ động, nhút nhát, một số cháu chưa có sự tập trung, chưa có khả năng quan sát chú ý, chưa tích cực tham gia vào HĐ cùng bạn, một số bạn còn chưa nói được, chưa phát âm rõ lời, chưa mạnh dạn tự tin để đứng lên nói tròn câu...

- Cha mẹ học sinh phần lớn làm công ty, họ ít thời gian trò chuyện với con và khả năng nói tiếng Việt của một số cha mẹ học sinh còn nhiều hạn chế.

- Do đặc thù của vùng miền Gia Kiệm nên việc phát âm của trẻ còn nhiều từ ngọng như chữ l và n. Một số trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ khi đến lớp.

- Giáo viên còn nhiều hạn chế về cách thức hình thức tổ chức, cho nên giờ học chưa được sinh động và hấp dẫn. 

- Mặc dù có những khó khăn nhưng với tình cảm và trách nhiệm đối với các em đã thôi thúc tôi phải phát huy những thuận lợi, vượt qua những khó khăn để giúp trẻ học tốt hơn nữa môn văn học.

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.

a) Mục đích của giải pháp 

- Ngành giáo dục mầm non đã nghiên cứu nhiều hình thức để chuyển tải những tri thức cần thiết đến cho trẻ, nhằm giúp các em phát triển một cách toàn diện.

- Giúp cho giáo viên tìm hiểu khả năng ngôn ngữ của trẻ, vốn từ mà trẻ có, các hiểu biết của trẻ về văn học để từ đó đưa ra biện pháp nhằm giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động hơn.

- Giúp bản thân tôi sáng tạo hơn trong việc giảng dạy, tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ để đạt hiệu quả cao, có nhiều hình thức tạo môi trường thuận lợi cho trẻ làm quen đến các hoạt động văn học.

- Giúp trẻ tập trung chú ý, hứng thú hơn trong việc lấy trẻ làm trung tâm và tăng khả năng vốn từ cho trẻ

- Tuyên truyền đến các cha mẹ về việc việc khả năng văn học của trẻ từ đó có những giải pháp tốt nhất đến gia đình và nhà trường.

b) Nội dung giải pháp 

+ Phạm vi: Lớp Nhà trẻ, Trường mầm non Gia Tân 2

+ Đối tượng tác động trong giải pháp: 19 học sinh + 19 cha mẹ học sinh

+ Thời gian: Thực hiện từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022

+ Công việc cụ thể: Cho trẻ tham gia vào các hoạt động học hằng ngày, quan sát, chú ý và đưa ra các giải pháp thiết thực nhất đến trẻ.

Để thực hiện giải pháp mới tôi tiến hành thực hiện theo các giái pháp sau:

Giải pháp 1: Lập kế hoạch làm quen văn học qua các giờ học.

- Bước đầu tiên muốn cho trẻ tiếp cận với văn học tôi đã lập kế hoạch và đưa ra các 

Tại lớp hoạt động làm quen văn học là hình thức cơ bản để trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học. Trên giờ học này trẻ được làm quen với những tác phẩm được qui định trong chương trình cho độ tuổi, thời gian để trẻ tiếp xúc với văn học không nhiều, đối với nhà trẻ từ 10 - 15 phút.

Để cho trẻ học tốt bộ môn văn học thì điều quan trọng không thể thiếu là thu hút sự chú ý của trẻ vào câu chuyện, đó chính là giọng đọc, giọng kể của cô. Trong quá trình chuẩn bị, người đọc, người kể phải nhập tâm vào tác phẩm để truyền đạt được nội dung, tính cách của nhân vật trong các tác phẩm.

-Tùy vào từng nội dung của các tác phẩm mà tôi có thể tổ chức giờ học ở những địa điểm khác nhau nhằm tạo cho trẻ một tâm trạng thoải mái, gần gũi với cuộc sống thực đồng thời tạo sự tò mò, thích khám phá ở trẻ.

Ví dụ: Dạy trẻ các tác phẩm văn học có nội dung nói về thiên nhiên tươi đẹp như bài thơ “Cây dây leo”; “Trưa hè”, tôi có thể tổ chức tiết học ở vườn trường thông qua tiết học trẻ có thể tích lũy được kiến thức trong bài thơ và trực tiếp quan sát cây dây leo thật ở trường từ đó sẽ hình thành biểu tượng của trẻ về cây dây leo, giúp trẻ ghi nhớ được lâu hơn về nội dung của bài học. 

Là giáo viên tôi hiểu được tâm lý của trẻ là thích xem những hình ảnh sinh động ngộ nghĩnh qua màn hình. Vì vậy, để tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động tôi không ngừng tìm tòi, làm những đồ dùng sáng tạo có thể kích thích trẻ chú ý của trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực hơn.

Ví dụ: Đối với tiết kể chuyện: “giọt nước tí xíu”. Tôi sẽ thiết kế một sân khấu và những mô hình, thông qua các hình ảnh và giọng kể của cô sẽ lôi cuốn trẻ vào hoạt động tích cực hơn, trẻ sẽ thích thú muốn xem và biểu diễn lại nội dung câu chuyện cùng cô.

 Tuy nhiên, để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thì trước hết giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm lý của trẻ.














Giải pháp 2: Lấy trẻ làm trung tâm.

Trong các hoạt động chúng ta đều theo phương châm: “Lấy trẻ làm trung tâm” vì vậy khi lựa chọn các kiến thức để cung cấp cho trẻ tôi đều hướng vào trẻ, vào khả năng nhận thức của trẻ để đưa ra mục đích yêu cầu của bài dạy.

Đối với lớp tôi đang giảng dạy thì đa số trẻ là trẻ trẻ vốn tiếng Việt của trẻ còn nhiều hạn chế nên việc cho trẻ kể được một câu chuyện hay thuộc một bài thơ là một vấn đề rất khó khăn. Tuy nhiên, tùy vào khả năng nhận thức của trẻ tôi có thể đưa ra mục đích yêu cầu phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. 

Ví dụ như: Khi dạy trẻ đọc thơ: tôi cho trẻ đọc theo cô từng câu một nhưng nếu câu thơ đó dài thì tôi có thể tách đôi câu thơ ra để trẻ có thể đọc trọn vẹn. Và đối với một bài thơ tôi có thể ôn luyện cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.

Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương châm: “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tính liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó.

Tuy nhiên, khi tổ chức giáo viên phải biết cách động viên khuyến khích để trẻ thể hiện lại tác phẩm, có nhiều hình thức trẻ thể hiện. Yếu tố cá nhân luôn là điều kiện giáo dục hàng đầu mà tôi sử dụng để kích thích trẻ hoạt động. Tùy vào nhận thức khả năng của mỗi trẻ mà cô tạo cho trẻ điều kiện để trẻ thể hiện lại tác phẩm.

Ví dụ: Trẻ có sự tiếp thu và năng khiếu tốt cô sẽ giao cho những trẻ đó những vai diễn có chất diễn tốt hơn, phong phú hơn như khi đọc các câu đồng dao ca dao trẻ có thể đọc theo cô và thuộc được.

Sự sáng tạo trong phẩm thể hiện của trẻ sẽ được cô trò chuyện cùng các bạn để cho cả lớp cùng học tập. Việc đánh giá trẻ, nêu gương trẻ trong lớp có tác động rất lớn đến các thành viên còn lại là niềm phấn khích đối với trẻ.













Giải pháp 3: Cho trẻ làm quen văn học thông qua trò chơi.

Để tránh sự nhàm chán mệt mỏi trong hoạt động, tôi luôn tổ chức đan xen các trò chơi để nhằm thay đổi giữa trạng thái động tĩnh cho trẻ. Tạo cho trẻ cảm giác thích thú, thoải mái tiếp tục tham gia vào hoạt động. Đồng thời cũng tùy vào nội dung của bài học để lựa chọn trò chơi hoặc các hoạt động như: Đóng kịch, ghép tranh, múa, hát, nặn, vẽ, thơ dân gian...cho các hoạt động kết hợp có hiệu quả. 

Giáo viên lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi phù hợp với khả năng của trẻ.

Ví dụ: Trò chơi dán tranh thì cô chuẩn bị những bức tranh vẽ về nội dung của bài thơ, câu chuyện và cho trẻ sắp xếp đúng như trình tự nội dung của câu chuyện. Tuy nhiên tranh cần có sự khác biệt rõ rệt về nội dung, hình ảnh mà khi nhìn vào trẻ có thể phân biệt được.














Đặc biệt là trò chơi đóng kich, đây là một hình thức để phát triển ngôn ngữ, trí nhớ cho trẻ. Thông qua đóng kịch trẻ kể lại được nội dung của câu chuyện và làm sống lại tâm trạng hành động, ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện, ngoài ra trẻ còn thể hiện tình cảm và sự đánh giá của trẻ đối với các nhân vật.

Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen văn học.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học kích thích sự hứng thú của trẻ, làm cho tiết học thêm sống động và đạt hiệu quả cao hơn nếu chúng ta biết đưa vào 1 cách phù hợp. Những hình ảnh, những nhân vật ngộ nghĩnh, những bông hoa biết cử động đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. 

Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện. Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Trước đây giáo viên thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Song, với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại công nghệ thông tin nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng mang lại kết quả rất cao. Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ. Vì vậy, giáo viên nên đưa công nhệ thông tin vào giảng dạy để mang lại kết quả cao. Đơn giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp cũng đã gây sự chú ý của trẻ.



















Giải pháp 5: Tuyên truyền kết hợp với cha mẹ học sinh.

Như chúng ta đã thấy, môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Cha mẹ học sinh chính là nhân tố quết định trong việc tạo nguồn nhiên liệu của góc văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Tôi luôn trao đổi với cha mẹ học sinh về nhà phải thường xuyên trò chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ tiếng Việt, khuyến khích trẻ đọc thơ, kể chuyện nhiều hơn.

Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là thông qua hoạt động đọc thơ, kể chuyện sáng tạo. Hàng tháng tuyên truyền với cha mẹ học sinh qua các biểu bảng nêu lên nội dung về chủ đề, về các câu chuyện sáng tạo của cô và trẻ. Qua đó, cha mẹ học sinh thấy được ngôn ngữ của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình.

Ngoài ra tôi còn kết hợp với cha mẹ học sinh xin các nguyên vật liệu như chai lọ giấy để làm các ứng dụng steam để áp dụng trong các hoạt động học để trẻ có tư duy nhận thức hơn.


















Những ưu, nhược điểm của giải pháp mới.

* Ưu điểm:

- Bản thân tôi đã tìm ra các phương pháp mới giúp trẻ hứng thú hơn chú ý và mau thuộc hơn, ngoài ra trẻ nói rõ ràng mạch lạc.

- Đồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu mở cho trẻ hoạt động trong và ngoài lớp phong phú đặc sắc. 

- Được học hỏi trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và các giờ dự giờ của trường và phòng phát động.

- Cháu hứng thú, tích cực tham gia học tích cực , yêu thích học văn học hơn..

- Cha mẹ còn dạy cháu các bài thơ câu chuyện khi ở nhà để giúp cháu cải thiện hơn khi ở lớp. 

* Nhược điểm:

- Trẻ còn chưa mạnh dạn thể hiện trong các hoạt động vì đa số trẻ mới đến lớp chưa dám hoà đồng cùng các bạn và cô... nên khả năng giao tiếp của trẻ phần nào còn hạn chế.

- Đa số ông bà đưa các cháu đi học nên việc trao đổi về tình hình còn hạn chế.

3. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra

 a) Tính mới

- Ưu điểm của giải pháp mới: Khi giờ hoạt động văn học ở trên lớp các cháu đã cảm thấy thoải mái không bị gò ép, hứng thú và thích thú với môn học này, cháu rất chú ý và thuộc thơ truyện . Nhất là khi trẻ được sử dụng công nghệ thông tin trẻ rất hào hứng và thu hút trẻ khi chơi các trò chơi trên ứng dụng smarktv, trẻ được tự mình học tập và trải nghiệm qua sự hướng dẫn của cô.

- Trẻ cởi mở hơn và nói nhiều hơn trong các hoạt động.

- Nhiều cháu còn tự ti nhút nhát và chưa biết nói tôi cũng có thể dành thời gian nhiều hơn cho các cháu chỉ cho các cháu kĩ hơn, rèn kĩ năng nói đọc tự tin cho cháu nhiều để cháu thực hiện tốt hơn với môn học này, không cảm thấy nhàm chán khi học.

- Các mô hình, các ứng dụng steam phong phú làm cho cháu thích thú và hiểu được nội dung khi đó trẻ thuộc một cách nhanh chóng.

- Phối hợp với cha mẹ trẻ để được hiệu quả một cách hiệu quả nhất.

 b) Hiệu quả áp dụng:

 - Hiệu quả kinh tế: 

- Khi thực hiện các giải pháp trên ở lớp tôi thì đã giảm được một một số chi phí khi phải mua các đồ dùng. Cha mẹ học sinh hỗ trợ đóng góp nguyên vật liệu phế phẩm cũng giảm kính phí mua sắm đồ dùng cho cháu học.... để làm đồ dùng, đồ chơi nên không tốn kém nhiều nhưng đem lại hiệu quả.

- Hiệu quả xã hội: 

- Qua quá trình thực hiện tôi thấy đa số các cháu thích thú hơn với hoạt động văn học, thể hiện được nội dung thuộc thơ truyện và thoả sức sáng tạo với vai diễn của mình. Nâng cao chất lượng dạy và học.

- Trẻ biết được một số kiến thức về thế giới xung quanh và thể hiện được bài học ở lớp.

- Trẻ đã có kĩ năng tự tin và nói một cách thành thạo.

- Trẻ nề nếp hoạt động ở văn học có nhiều tiến bộ: cháu tự thực hiện khi học ít cần sự hỗ trợ, biết thực hiện những gì mình thích.

 - Trẻ tự tin khi nêu lên ý kiến nói lên mong muốn khi chưa thuộc .

 - Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu mới.

 - Qua các đợt kiểm tra được nhà trường đánh giá “Hoạt động văn học” lớp xếp loại tốt.

* Đối với giáo viên: Bản thân tôi có được kiến thức vững vàng trong lĩnh vực văn học, có kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động tạo hình ở lớp thu được kết quả cao.

* Đối với trẻ: Khi áp dụng biện pháp tại lớp bản thân tôi nhận thấy: Đa số trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động học. Trẻ biết nêu ý kiến suy nghĩ của mình. Trẻ biết nói thành thạo lưu loát phát âm rõ ràng mạch lạc, thuộc thơ truyện và hiểu nội dung của chúng. Trẻ đã thể hiện được những suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của trẻ thông qua các phương pháp dạy và học. Trẻ yêu thích, hứng thú say mê học.

* Trong quá trình thực hiện các bước trên tôi đã thu thập được số liệu minh chứng trước và sau khi thực hiện giải pháp như sau:

NỘI DUNG

KHẢO SÁT

TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

SAU KHI THỰC HIỆN

TỈ LỆ TĂNG

 %

Đạt

Tỉ lệ%

Đạt

Tỉ lệ%

1.Số trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc.

10/19

52,6%

18/19

94.7%

42,1%

2.Số trẻ hứng thú học.

8/19

42,1%

19/19

100%

57,9%

3.Số trẻ hiểu nội dung.

12/19

63,1%

17/19

89,4%

26,3%

4.Số trẻ thuộc tác phẩm.

14/19

73,6%

18/19

94,7%

21,1%


c. Khả năng áp dụng của sáng kiến

- Sáng kiến này đã được áp dụng tại: đơn vị Trường mầm non Gia Tân 2.

 - Lĩnh vực sáng kiến áp dụng: Lĩnh vực phát triểm ngôn ngữ.

 - Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giúp trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, tổ chức hoạt động học bằng phương pháp steam. Phù hợp với khả năng của trẻ để mang lại kết quả cao.

- Phạm vi áp dụng sáng kiến: Được thực hiện tại lớp Nhà trẻ Trường mầm non Gia Tân 2. Và giải pháp này tôi được các đồng nghiệp các trường xin để áp dụng.

III. PHẦN KẾT LUẬN

1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến. 

Bản thân tôi luôn tâm huyết với nghề, có tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ,có trình độ chuyên môn vững vàng, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Luôn sưu tầm, nghiên cứu để tìm những hình thức tổ chức cũng như các biện pháp dạy học phù hợp nhất với mỗi tiết dạy.

Kết hợp với cha mẹ học sinh để có biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất ở gia đình và nhà trường.

Làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen văn học

2. Những kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng dụng sáng kiến vào thực tiễn. (Nếu có)

* Về phía nhà trường:

- Cho giáo viên đi học hỏi các kinh nghiệm tiết kiến tập huyện, kiến tập trường về hoạt động văn học để nâng cao trình độ kiến thức áp dụng vào các hoạt dộng học.

* Về phía cha mẹ học sinh:

- Vì đa số ba me đi làm công ty cô thông báo cho cha mẹ học sinh trên các ứng dụng mạng xã hội như zalo thì ba mẹ nên cập nhật thường xuyên mỗi ngày trao đổi để con mình phát triển toàn diện

-Đóng góp các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi.

Trên đây là một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học. Tôi tin rằng với kiến thức và khả năng của tôi có thể chưa đầy đủ và trọn vẹn, vì vậy qua đây tôi mong rằng có sự góp ý của ban giám hiệu, của ban giám khảo và các đồng chí lãnh đạo để đề tài sáng kiến kinh nghiệm này phong phú đầy đủ và hoàn thiện hơn. 

Tôi xin chân thành cảm ơn! ./


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Health

Food