Giáo án Hoạt động : Khám phá khoa học Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Chủ đề : Nước và các hiện tượng tự nhiên Đề tài: Bé tìm hiểu về ngày và đêm Đối tượng: Trẻ 5 - 6 tuổi




 GIÁO ÁN

DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TỈNH (  NĂM HỌC : ………………)

Hoạt động : Khám phá khoa học

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

Chủ đề : Nước và các hiện tượng tự nhiên

Đề tài: Bé tìm hiểu về ngày và đêm

Đối tượng: Trẻ 5 - 6 tuổi

Số lượng trẻ: 30 - 35 trẻ

Thời gian: 30 – 35 phút

Ngày dạy: 

Người soạn và thực hiện: 

Đơn vị: 

I. Mục đích:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết, phân biệt được đặc điểm đặc trưng  của ngày ( ban ngày ) và đêm ( ban đêm ).

+ Ban ngày ( có ông mặt trời, bầu trời sáng) một số hoạt động ban ngày ( mọi người đi làm, bé đi học, bé tập thể dục buổi sáng ...) ban đêm ( bầu trời tối, có ông trăng, các vì sao, mọi người xem ti vi,  mọi người cùng vạn vật trong trạng thái nghỉ ngơi không hoạt động ).

- Trẻ biết chơi các trò chơi cùng cô và bạn.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, nhận xét, luyện khả năng phán đoán, phát triển các giác quan cho trẻ.

- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định và phát triển tư duy cho trẻ.

- Rèn cho trẻ kỹ năng chơi, kỹ năng nghe và vận động theo nhạc, kỹ năng hoạt động theo nhóm. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng... 

3.Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết ích lợi của mặt trời, mặt trăng.

- Giáo dục trẻ yêu quý thiên nhiên và các nguồn ánh sáng, sử dụng ánh sáng phù hợp.

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.

II. Chuẩn bị:

1. Địa điềm tổ chức:  Lớp học  rộng thoáng, an toàn, vị trí trải nghiệm hợp lý

2. Đồ dùng:

2.1. Đồ dùng của cô:

- Đoạn phim về “ Sự tích ngày và đêm ”.

- Các Slide về cảnh bầu trời, sự vật, con người vào ban ngày, ban đêm.

- 3 bức tranh: 1 mô hình ban đêm, 1 mô hình ban ngày, một mô hình cả ngày và đêm.

- 3 ghế thể dục

- Hình ảnh mặt trời, mặt trăng, các vì sao và hình ảnh một số hoạt động mọi người đi làm, đi học...

- Nhạc 1 số bài hát trong chủ đề: Nắng sớm, Cháu vẽ ông mặt trời...

- Câu hỏi đàm thoại.

2.2. Đồ dùng của trẻ:

- Mũ có hình mặt trời, mặt trăng, các vì sao.

- Mặt trời, mặt trăng, chú gà trống, các vì sao và hình ảnh một số hoạt động mọi người đi làm, đi học...

- Bút sáp để trẻ tô màu.

3. Nội dung tích hợp:

- Văn học, âm nhạc, toán, tạo hình.

III. Tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Ghi chú

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cô chào các con!

- Cô xin giới thiệu cô là cô Hạnh đến từ trường mầm non Sao Đỏ, thành phố Chí Linh.

- Nghe tin các con chăm ngoan và học giỏi, hôm nay cô Hạnh đến thăm lớp mình, cô Hạnh có một món quà món giành tặng cho các con, các con có muốn khám phá món quà cùng cô Hạnh không?

- Cô cùng trẻ khám phá ( hộp quà có hình ảnh con gà trống, ông mặt trời, mặt trăng, vì sao ) hỏi trẻ có biết những hình ảnh trên gợi cho con nhớ đến sự tích gì không?

- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sự tích ngày và đêm! ( 3 phút ) 

- Trẻ cùng cô vận động bài hát “ Gà gáy le te” 1 lần   = > Cả phần trò chuyện 5 phút.

2. Hoạt động 2: Trọng tâm: Tìm hiểu về ngày và đêm ( ban ngày và ban đêm ).

2.1. Bé biết gì về ngày ( ban ngày ) đêm ( ban đêm )

* Trò chơi “ Thử tài của bé”

- Để chơi được trò chơi này, cô chia lớp mình thành 3 đội: ( Mặt trời, Mặt trăng, Các vì sao )

- Cách chơi: mỗi đội sẽ được cô tặng rất nhiều tranh, hình ảnh về các sự vật, hiện tượng tự nhiên và hoạt động được diễn ra vào ban ngày và ban đêm. Bằng sự quan sát, lắng nghe và hiểu biết của các con, chúng mình hãy bàn bạc, thảo luận để cùng nhau lựa chọn những hình ảnh về hiện tượng tự nhiên và các hoạt động cho phù hợp để hoàn thiện bức tranh của đội mình.

- Thời gian giành cho các con là một bản nhạc.

- Hết giờ chơi, mỗi đội sẽ cử một bạn đại diện lên trình bày những hiểu biết của đội mình về ngàyđêm dựa trên bức tranh mà đội mình đã tìm hiểu.

- Cô cho trẻ chơi.

2.2. Tìm hiểu về ban ngày.

- Cô mời đội có bức tranh về ban ngày lên trình bày kết quả thảo luận của đội mình về những đặc điểm nổi bật của ban ngày.

- Cô khen ngợi, động viên trẻ.

=> Cô trò chuyện, chính xác lại kiến thức:

* Dấu hiệu bầu trời và các hoạt động của con người vào ban ngày.

* Trò chơi: Gà gáy

- Cô và trẻ cùng làm tiếng gà gáy gọi mặt trời

- Các con hãy nhìn xem cô có hình ảnh gì? ( hình ảnh trên máy chiếu )

- Tại sao con biết đây là bầu trời ban ngày ?

=>  À, đúng rồi, đây là bầu trời ban ngày vì có ông mặt trời chiếu sáng.

- Các con hãy nhìn qua cửa sổ của lớp mình và quan sát xem, bầu trời ngày hôm nay như thế nào?

= > Các con ạ, bầu trời ban ngày sẽ có mặt trời. Cho dù những ngày nhiều mây chúng ta không nhìn thấy mặt trời nhưng những tia nắng của mặt trời vẫn chiếu xuống làm trái đất của chúng ta vẫn sáng đấy.

- Khi mặt trời lặn bầu trời sẽ tối dần, kết thúc một ngày làm việc. Mọi người trở sẽ về nhà, các con được bố mẹ đón về sau một ngày đi học ở trường đấy.

-> Các con ơi, vào ban ngày, thì Mặt trời xuất hiện giúp chúng ta hấp thụ Vitamin D làm xương chắc khỏe, nhờ có mặt trời quần áo, thóc lúa được phơi khô, hoa đua nhau nở, ánh sáng của mặt trời còn làm ra năng lượng điện….

- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài “ Nắng sớm”

2.3.  Tìm hiểu về ban đêm.

 - Chúng mình vừa được hát múa đón ánh nắng sớm vào ban ngày rồi. Bây giờ các con hãy cùng lắng nghe đội có bức tranh về ban đêm trình bày kết quả thảo luận của đội mình về những đặc điểm nối bật của ban đêm nhé!

- Cô mời đại điện đội ……..lên trình bày.

- Cô khen ngợi, động viên trẻ.

- Cô trò chuyện, chính xác lại kiến thức.

* Dấu hiệu bầu trời và các hoạt động cuả con người vào ban đêm

- Cô cho trẻ xem hình ảnh về ban đêm ( xem trên máy chiếu )

- Khi ban đêm xuống không gian sẽ thế nào? ( tối )

- Bầu trời ban đêm có gì? ( mặt trăng, các vì sao)

- Các con có biết trăng tròn và sáng nhất vào khi nào không? 

- Đúng rồi đấy vào những đêm trăng rằm mặt trăng tròn và ánh trăng chiếu khắp nơi.

- Vào những đêm không có trăng các con nhìn thấy bầu trời có gì? 

- Các vì sao có ánh sáng thế nào?

- Các con ạ, vào ban đêm chúng ta sẽ không nhìn thấy mặt trời nên không gian sẽ tối. Để nhìn thấy mọi vật xung quanh vào ban đêm chúng ta phải thắp nến, bật đèn điện, đèn dầu đấy.

- Con người làm gì về ban đêm?

* Đội có bức tranh về ban ngày và ban đêm lên trình bày suy nghĩ của của đội mình.

- Cô khen ngợi, động viên trẻ.

- Cô trò chuyện, chính xác lại kiến thức.

- Hôm nay cô và các con đã được tìm hiểu về hiện tượng gì? Ban ngày và ban đêm có gì khác nhau?

- Nếu chỉ có ban ngày mà không có ban đêm thì điều gì sẽ xảy ra?

- Nếu chỉ có ban đêm mà không có ban ngày thì điều gì sẽ xảy ra?

-> Cô khái quát: Ban ngày và ban đêm là hiện tượng tự nhiên rất cần thiết cho con người, con vật và cây xanh...Ban ngày và ban đêm được lặp lại hàng ngày. Nhờ có ánh sáng mặt trời mà vào ban ngày con người đi học đi làm, sức khỏe nâng cao, cây cối ra hoa, phát triển. Ban đêm là thời gian con người nghỉ ngơi sau một ngày học tập và làm việc, các con hãy chú ý ngủ đủ giấc để chúng mình có sức khỏe thật tốt nhé! 

- Các con vừa được tìm hiểu về hiện tượng tự nhiên nào?

* Cô và trẻ vận động theo nhạc: ( bài chicken dacne + chúc bé ngủ ngon )

2.3. Trò chơi luyện tập.

- Trò chơi 2: Ai thông minh hơn:

+ Cách chơi:  Cô tặng mỗi bạn một bức tranh có nhiều hình ảnh về ban ngày, ban đêm. Trong thời gian một bản nhạc, các con hãy chọn và nối các hoạt động vào biểu tượng ban ngày ( mặt trời ), ban đêm    ( mặt trăng, các vì sao ).

- Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô kiểm tra kết quả.

- Cô khen ngợi, động viên trẻ.

- Trò chơi 1: Đội nào nhanh hơn

+ Cách chơi:  Ba đội xếp hàng dọc lần lượt đi trên ghế thể dục lên chọn các  biểu tượng về ban ngày     ( Mặt trời ) và ban đêm ( Mặt trăng và các vì sao ) dán lên hình ảnh các hoạt động cho phù hợp. Trong thời gian một bản nhạc đội nào chọn, dán đúng nhiều hơn thì chiến thắng.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

- Kiểm tra kết quả và tuyên dương trẻ.

* Giáo dục: Trẻ yêu thiên nhiên và các nguồn ánh sáng, sử dụng ánh sáng phù hợp.

3. Hoạt động 3.  Kết thúc:

- Cô cho trẻ ra ngoài sân trường vui chơi.



- Trẻ trò chuyện cùng cô





- Trẻ khám phá cùng cô và trả lời.



- Trẻ nghe cô kể chuyện.

- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô






- Trẻ lắng nghe


- Trẻ lắng nghe









- Trẻ lắng nghe



- Trẻ chơi trò chơi


- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.



- Trẻ lắng nghe




- Trẻ thực hiện

- Trẻ chú ý xem tư liệu trên máy tính

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe


- Trẻ trải nghiệm cùng cô

- Trẻ lắng nghe





- Trẻ chú ý.




- Trẻ chú ý lắng nghe và ghi nhớ




- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.

- Trẻ chú ý lắng nghe



- Trẻ thực hiện


- Trẻ lắng nghe


- Trẻ nêu cảm nhận


- Trẻ trả lời


- Trẻ trả lời


- Trẻ chú ý lắng nghe




- Trẻ  lắng nghe




- Trẻ trả lời




- Trẻ chú ý lắng nghe


- Trẻ lắng nghe và trò chuyện cùng cô.

- Trẻ trả lời


- Trẻ lắng nghe









- Trẻ trả lời


- Trẻ thực hiện




- Trẻ lắng nghe





- Trẻ thực hiện



- Trẻ lắng nghe






- Trẻ chơi.


- Trẻ lắng nghe



- Trẻ thực hiện





Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Health

Food