* Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú, giới thiệu bài
- Cho trẻ hát cùng cô. "Em học bảng chữ cái". Trò chuyện về nội dung bài hát: + Bài hát nói về điều gì? + Em bé thích học cái gì? + Vậy các con có thích học chữ cái không? + Các con đã được học những chữ gì? - Dẫn dắt, giới thiệu trẻ vào hoạt động. * Hoạt động 2: Ôn chữ cái đã học - Tìm chữ cái đã học có xung quanh lớp. - Cho trẻ chơi trò chơi "Bắt bướm": Cách chơi: Trên cấy có rất nhiều con bướm. Chúng mình vừa đi vừa hát "Kia con bướm vàng" Khi có hiệu lệnh "Bắt bướm" mỗi bạn hãy nhanh tay bắt cho mình 1 con bướm ở trên Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được bắt 1 con. Và phải nói được tên chữ cái đã học gắn trên con bướm. Cho trẻ nói chữ cái dán trên con bướm mà trẻ bắt được. - Cho trẻ nói tên những chữ đã được học. - Khảo sát trẻ: + Hỏi trẻ tên những chữ cái mà trẻ chưa được học? + Tại sao trẻ biết? - Cô dẫn dắt và giới thiệu chữ cái i, t, c * Hoạt động 3: Làm quen chữ cái i, t, c - Cô giới thiệu chữ cái: i, t, c cho trẻ biết. - Cho trẻ tạo thành 4 nhóm. Các nhóm quan sát chữ cái i, t, c và lấy các nét chữ rời và ghép thành chữ cái i, t, c. Các nhóm thảo luận, cử đội trường, bàn bạc và phân công nhiệm vụ của từng thành viên, đi lấy đồ dùng về nhóm của mình để thực hiện. - Các nhóm thảo luận, tìm hiểu cấu tạo của các chữ cái 1, t, c. - Trong khi trẻ thực hiện cô bao quát, khích lệ, động viên trẻ. - Cho các nhóm mang sản phẩm của nhóm mình lên trưng bày và cử 1 thành viên của đội mình lên trình bày kết quả của đội mình. * Cô giới thiệu chữ "i". - Cô hỏi trẻ: Đây là chữ gì? - Cô phát âm cho trẻ nghe. - Cô cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức: cả lớp, tổ, tốp, cá nhân.( Cô bao quát sửa sai cho trẻ ) - Trẻ nêu cấu tạo chữ "i". + Chữ "i" có nét gì? Cô khái quát: Chữ "i" được cầu tạo bởi 1 nét số thẳng và 1 dấu chấm ở phía trên. - Cho trẻ nói lại cầu tạo chữ "i" - Cô mở rộng: Cô giới thiệu cho trẻ chữ "i" in hoa, in thưởng, viết thường. Tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là "i". + Cô giới thiệu chữ "t" - Cô hỏi trẻ: Đậy là chữ gì? Cô phát âm cho trẻ nghe. - Cô cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức: cả lớp, tổ, tốp, cá nhân.( Cô bao quát sửa sai cho trẻ ) - Trẻ nêu cấu tạo chữ "t". + Chữ "t" có nét gì? - Cô khái quát: Chữ "t" được cấu tạo bởi 2 nét gồm 1 nét số thẳng và 1 nét gạch ngang bên trên nét thắng. - Cho trẻ nói lại cấu tạo chữ "t” - Cô mở rộng: Cô giới thiệu cho trẻ chữ "t" in hoa, in thường, viết thường. Tuy cách viết khác nhau nhưng phát âm giống nhau đều đọc là "t". * Có giới thiệu chữ "c" - Cô hỏi trẻ: Đây là chữ gì? - Cô phát âm cho trẻ nghe. - Cô cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức: cả lớp, tổ, tốp, cá nhân. (Cô bao quát sửa sai cho trẻ ) - Trẻ nêu cấu tạo chữ "c". + Chữ "c" có nét gì? - Cô khái quát: Chữ "c" được cấu tạo bởi 1 nét cong hở phải. - Cho trẻ nói lại cấu tạo chữ "c" - Cô mở rộng: Cô giới thiệu cho trẻ chữ "c" in hoa, in thường, viết thường. Tuy cách viêt khác nhau nhưng phát âm giống nhau đều đọc là "c" * So sánh: chữ i, t. - Giống nhau: + Các con thấy chữ i và chữ t có điểm gì giống nhau. - Cô chốt: Chữ i và chữ t giống nhau đều có 1 nét sổ thắng. - Khác nhau: + Chữ i và chữ t khác nhau điểm gì? - Cô chốt: Chữ i có 1 dầu chấm trên dầu, còn chứ t có 1 nết gạch ngang phía trên. * Hoạt động 4: Trò chơi củng cố - Cho trẻ tìm chữ cái i, t, c trong tên của mình, của bạn. - Trò chơi: Làm theo yêu cầu - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cách chơi: Đi vòng tròn, vỗ tay theo bài hát "Gà trống, mèo con và cún con" khi có hiệu lệnh xếp chữ, xếp chữ. Các con xếp theo y/c của cô: i, t, c. - Luật chợi: Mỗi tổ sẽ xếp thành 1 chữ. Đội nào không xếp được đội đó sẽ phải nháy lò cò. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi. - Trò chơi: Bé khéo tay - Cô cho trẻ về góc Steam, lấy đồ dùng, nguyên vật liệu về nhóm của mình và xếp chữ cái i, t, c. - Cô bao quát, động viên, khuyên khích trẻ. * Hoạt động 5: Kêt thúc - Cô hỏi trẻ tên hoạt động. - Nhận xét, tuyên dương trẻ. - Cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
|