1. Gây hứng thú - Chào mừng các con đến tham quan mô hình cánh đồng nhà bạn Bống ngày hôm nay - Các con ơi nhà bạn Bống sống ở vùng nông thôn, nơi đây có những cánh đồng lúa trải dài và có rất nhiều tôm, cua, cá. Và bây giờ cô mời các con hãy cùng hát bài: “Chiều nay em đi câu cá” và cùng ra thăm quan mô hình cánh đồng quê nhà bạn Bống và cùng cô bắt tôm, cua, cá nhé! - Các con ơi gia đình nhà bạn Bống rất vui khi được chúng mình đến thăm và gia đình nhà bạn Bống còn tặng cho chúng mình rất nhiều quà, bây giờ cô con mình xem món quà đó là gì nhé! - Để biết bên trong món quà đó là gì thì bây giờ cô mời các con hãy cùng khám phá nhé 2. Nội dung a) Khám phá con cua - Cô cho trẻ về 3 nhóm - 3,2,1 trẻ cùng mở hộp quà - Cô đi đến từng nhóm để gợi ý cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm nổi bật của con cua (Càng, chân, mai, mắt, nơi sống…) - Cô cho từng nhóm được nói lên những gì mà trẻ quan sát được + Các con đang được quan sát con gì? - 3 đội chơi sẽ chia sẻ về những gì mà nhóm mình đã quan sát được nhé - Để biết rõ hơn về con cua thì bây giờ cô mời các con hãy cùng về vị trí của mình để cùng cô khám phá kỹ hơn về con cua nhé - Vừa rồi cô và các con đã được cùng nhau quan sát và khám phá về con cua rồi. Bây giờ các con hãy cùng hướng mắt lên màn hình nhé + Cô có hình ảnh con gì đây? + Đây là bộ phận gì của con cua? + Mai cua có tác dụng gì? - À đúng rồi đây là mai cua đấy các con ạ. Mai cua cứng và có tác dụng là để bảo vệ thân cua. + Còn đây là gì của con cua? + Con cua có mấy càng? + Để biết con cua có mấy càng thì cô mời các con hãy đếm cùng cô nhé? + Càng cua có tác dụng gì? - Cho trẻ xem video cua gắp thức ăn + Ngoài mai cua, càng cua. Con cua còn có bộ phận gì đây? + Nhờ có gì mà cua bò được? - Cho trẻ đếm chân cua - Cô cho trẻ trẻ xem video cua bò + Các con thấy con cua bò như thế nào? - À cua có nhiều chân và các chân đối xứng nhau vì vậy cua bò ngang đấy các con ạ - Cô và trẻ làm động tác cua bò + Con cua dùng gì để nhìn mọi vật xung quanh? - À đúng rồi con cua có 2 mắt nhô lên để nhìn mọi vật đấy + Con cua sống ở đâu? + Vừa rồi các con đã được quan sát con gì? => Cô khái quát: Con cua có mai rất cứng để bảo vệ thân cua. Ngoài ra cua còn có 2 mắt, 2 càng to để gắp thức ăn và tự vệ, cua còn có 8 chân để di chuyển và cách di chuyển của cua đó là bò ngang. Nơi sống của cua là ở dưới nước các con ạ + Các con được ăn những món ăn gì nấu từ cua? - Cho trẻ quan sát 1 số món ăn được chế biến từ cua +Ăn cua cung cấp chất gì? - Cua ăn rất ngon chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: Chất đạm, canxi. Khi các con ăn cua sẽ giúp xương chắc khỏe, cao lớn, thông minh và học giỏi. b) Mở rộng + Ngoài cua ra các con còn biết những con vật gì sống ở dưới nước? - À đúng rồi đấy các con ạ, ngoài con cua sống dưới nước ra còn có rất nhiều các con vật khác cũng sống dưới nước như: Tôm, cá, ốc... + Để bảo vệ các loài vật sống dưới nước chúng mình phải làm gì? =>Giáo dục trẻ: Các con hãy nhớ giữ gìn nguồn nước, vứt rác đúng nơi quy định để không làm ô nhiễm môi trường nước nhé c)Trò chơi: Trò chơi 1: “Ai nhanh nhất” - Cách chơi: Cô có hình ảnh con cua, khi cô khoanh tròn vào bộ phận nào thì trẻ sẽ đọc to bộ phận đó của con cua. Và thời gian được tính là 3 giây cho mỗi câu trả lời - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần Trò chơi 2:“Cắp cua bỏ giỏ” - Cách chơi: Lần lượt các thành viên của 3 đội sẽ đi theo đường hẹp, lên cắp cua bằng hai ngón tay chỏ để vào giỏ. Sau đó vỗ tay vào bạn đầu hàng và về cuối hàng đứng. -Luật chơi: Sau một bản nhạc đội nào gắp được nhiều cua nhấtthì đội đó sẽ giành chiến thắng. - Cho trẻ chơi thử 1 lần - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2-3 lần - Cô kiểm tra kết quả 3 đội chơi 3. Kết thúc - Đọc đồng dao về con cua. |