GIÁO ÁN THAM DỰ GVDG CẤP TỈNH Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên Đề tài: - NDTT: Vận động minh họa “Trời nắng, trời mưa




 GIÁO ÁN THAM DỰ GVDG CẤP TỈNH

Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên

Đề tài: - NDTT: Vận động minh họa “Trời nắng, trời mưa”; ST: Đặng Nhất Mai

            - NDKH: + Nghe hát: “Giọt mưa và em bé” ; Sáng tác: Quang Huấn 

            - Trò chơi âm nhạc: “Lắng nghe âm thanh”

Đối tượng: Trẻ 3 - 4 tuổi

Thời gian: 20 - 25 phút

Giáo viên dạy: 

Đơn vị: Trường mầm non


I. Mục đích

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc, hiểu nội dung và biết vận động minh họa bài "Trời nắng, trời mưa" của tác giả Đặng Nhất Mai.

- Trẻ hứng thú nghe và hưởng ứng cùng cô bài hát "Giọt mưa và em bé" của tác giả Quang Huấn.

- Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc: Lắng nghe âm thanh

2. Kỹ năng:

- Dạy trẻ khả năng ghi nhớ tên bài hát, cách vận động minh hoạ, khả năng cảm thụ nhạc và biết hưởng ứng theo giai điệu bài hát.

- Rèn cho trẻ kĩ năng vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát.

- Phát triển kĩ năng nghe và phản xạ nhanh khi chơi trò chơi.

3. Thái độ:

- Trẻ thể hiện sự vui tươi, phấn khởi khi tham gia vận động minh họa cùng cô.

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động.

II. Chuẩn bị:

- Đàn organ, máy trợ giảng, loa, ô của cô.

- Sân khấu cho trẻ biểu diễn

- Nhạc trò chơi.

- Trang phục thỏ cho trẻ.

III. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Bổ sung

* Hoạt động 1: Gây hứng thú, trò chuyện

- Chào mừng các bé đến với "Ngày hội âm nhạc" hôm nay.

Cô giới thiệu, trò chuyện với trẻ.

* Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc "Lắng nghe âm thanh"

- Cho trẻ lắng nghe phát hiện tiếng sấm, chớp, tiếng mưa nhỏ, mưa to.

- Cho trẻ đến sân khấu phát hiện tiếng mưa rơi.

- Cho trẻ mô phòng âm thanh mà trẻ đã nghe

- Cho trẻ lắng nghe nhạc bài hát: "Trời nắng, trời mưa"

* Hoạt động 3: Vận động minh họa “Trời nắng trời mưa”

* Ôn bài hát "Trời nắng, trời mưa"

- Các con vừa lắng nghe bản nhạc của bài hát nào? Do ai sáng tác?

- Cho trẻ hát 1- 2 lần.

- Bài hát nói về điều gì?

+ Khi gặp trời nắng to, hay trời mưa thì các con làm gì?

* Dạy vận động minh họa bài: "Trời nắng, trời mưa" sáng tác Đặng Nhất Mai.

- Cho trẻ nêu ý tưởng vận động cho bài hát.

- Cho trẻ vận động theo ý tưởng của trẻ.

- Cô giới thiệu cách vận động minh họa bài - Trẻ chú ý quan sát hát: "Trời nắng, trời mưa"

+ Trời nắng.. thỏ đi tắm nắng: Bật tại chỗ kết hợp vẫy tay.

+ Vươn vai..thỏ rung đôi tai: Tay vươn lên cao kết hợp nhún chân sau đó vẫy 2 tay trên đầu.

+ Nhảy tới... nắng mới: Bật tại chỗ kết hợp vẫy tay.

+ Bên nhau... ta cùng chơi: Dang tay ngang 2 bên kết hợp nhún chân sang hai bên.

+ Mưa to rồi... mau mau mau về thôi: Hai tay dưa vòng lên đầu làm động tác che ô kết hợp dậm chân tại chỗ.

- Cho cả lớp vận động

- Cho nhóm vận động

(Cho trẻ vận động nhóm với bạn mình thích, vận động kết hợp với trang phục).

- Chủ ý sửa sai cho trẻ

→> Giáo dục trẻ: Khi trời nắng to hay trời mưa không nên đi ra ngoài. Nếu ra ngoài phải đội mũ, che ô hay mặc áo mưa để bảo vệ sức khỏe.

* Hoạt động 4: Thưởng thức âm nhạc: Giọt mưa và em bé - Sáng tác Quang Huấn.

- Cho trẻ nghe một đoạn nhạc không lời "Giọt mưa và em bé" sáng tác: Quang Huấn.

+ Cho trẻ đoán tên bài hát? Tên tác giả?

+ Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả

- Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe

- Vừa rồi cô đã hát cho các con nghe bài hát gì? Do ai sáng tác?

- Giảng giải nội dung bài hát: Cuộc nói chuyện giữa em bé và giọt mưa. Tiếng mưa rơi lúc to lúc nhỏ và nước mưa giúp cho cây cối tốt tươi.

Cho trẻ nói lên cảm nhận của trẻ về giai điệu của bài hát?

- Lần 2: Cô hát, trẻ hưởng ứng cùng cô.

* Kết thúc.

Cho trẻ cất đồ dùng cùng cô.







Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Health

Food